TÌM HIỂU VỀ MẢNG BÁM : Có gì đó lấp lánh trong nước ...

Có gì đó lấp lánh trong nước ...

Khi bạn đựng nước nóng trong bình giữ nhiệt và sau đó rót nước vào cốc để uống, bạn có thể thấy có gì đó lấp lánh như bột màu bạc hoặc bột thủy tinh trong nước. Đôi khi trông có màu vàng sáng bóng. Những mảnh nhỏ như thủy tinh này được gọi là mảng bám, và thường được cho là bề mặt tráng thủy tinh của bình giữ nhiệt bị nước nóng tấn công và mảng bám là những mảnh bong ra từ bề mặt này. Tuy nhiên, trên thực tế thì do canxi, nhôm, sắt, v.v. bị hấp thụ bởi magiê silicat ngậm nước (hình thành từ kết hợp magiê có trong nước với axit silic) và tạo thành lớp màng mỏng trên bề mặt của thủy tinh, sau đó vỡ ra thành các phân tử nhỏ.

Mảng bám có gây hại không?

Mặc dù mảng bám có thể có vẻ ngoài không mang lại cảm giác thoải mái nhưng mảng bám chứa các khoáng chất như axit silic, magiê và canxi đã được hòa tan trong nước uống nên chúng không gây hại cho cơ thể con người. Mảng bám cũng có thể được coi là sự biến đổi của cáu cặn nước, vì vậy bạn không phải lo lắng nếu vô tình nuốt phải mảng bám.

Phải làm gì khi xuất hiện mảng bám

Ngay khi mảng bám hình thành, chất kết tủa còn lại thường dính vào thành bình và rất khó lấy ra trong nhiều trường hợp, và dần dần, cùng với mỗi lần sử dụng, chất kết tủa này sẽ xuất hiện dưới dạng mảng bám. Trong trường hợp này, tháo nút chặn bên trong ra, rót nước nóng có khoảng 10% là giấm vào lớp bình bên trong và để từ 30 phút đến 1 giờ, sau đó dùng bàn chải xốp mềm có tay cầm để cọ sạch thành bên trong của lớp bình bên trong. Đặc biệt trong trường hợp có "cáu cặn nước", hãy rửa miệng hoặc vòi rót thật kỹ.

Nguyên nhân chính làm xuất hiện mảng bám nằm ở chất lượng nước..

Như đã đề cập ở trên, sự hiện diện của magiê và axit silic là những điều kiện cần thiết để tạo ra mảng bám, và điều thiết yếu nữa đó là nước có tính kiềm để những thành phần này kết hợp với nhau. Thông thường, nước chưa đun sôi có khí cacbon đioxit hòa tan trong nước, vì vậy nước có xu hướng mang tính axit, với độ pH trong khoảng từ 5 đến 7; tuy nhiên, khi đun sôi nước, độ pH tăng lên (mang tính kiềm) và thậm chí độ pH có thể vượt quá 9. Hơn nữa, magiê thường được phát hiện thấy trong nước máy, nhưng đây không phải là thành phần của thủy tinh được sử dụng để sản xuất bình giữ nhiệt. Do đó, nguyên nhân chính làm xuất hiện mảng bám là chất lượng nước, và tùy thuộc vào mức độ kiềm trong nước sau khi đun sôi, cũng như hàm lượng magiê, magiê có thể kết hợp với thành phần axit silic (đá, cát, pha lê, v.v.) của thủy tinh trong bình giữ nhiệt chân không, hoặc với axit silic có trong nước, dẫn tới xuất hiện mảng bám. Ngoài ra, sự hình thành mảng bảm cũng liên quan đến nhiệt độ, và nhiệt độ càng cao thì càng có nhiều khả năng hình thành mảng bám. Nói cách khác, bình giữ nhiệt chân không với khả năng cách nhiệt cao tạo điều kiện dễ hình thành mảng bám hơn. Mảng bám được hình thành từ từ trong bình giữ nhiệt chân không, trở thành pha lê, sau đó trở thành mảng bám lấp lánh, do kết tủa; tuy nhiên, nếu không đạt được các điều kiện chính xác thì sẽ không xảy ra hiện tượng kết tinh, và bên trong bình giữ nhiệt chân không sẽ bị dính bám chất kết tủa mịn (được gọi là cáu cặn nước) hình thành do canxi v. v. kết tủa trong nước.